Thường thấy trong khi thực hiện dịch vụ đổi tên khai sinh thì nhiều khách hàng của Luật sư X băn khoăn về vấn đề thời gian sử dụng của bản sao trích lục khai sinh. Bản chất thì bản sao trích lục khai sinh không phải bản sao công chứng thông thương mà bản sao này được coi là bản gốc (trích lục từ sổ gốc và được ký đóng dấu của chủ tịch UBND). Vậy đặc câu hỏi rằng bản sao khai sinh có điểm khác biệt so với bản sao công chứng. Vậy thời hạn bản sao công chứng là bao lâu? |
CĂN CỨ
- Luật công chứng 2014
- Nghị định 23/2015/NĐ-CP
NỘI DUNG:
1. Thời hạn của bản sao công chứng?
Trong khi thực hiện cung cấp những dịch vụ pháp lý thì Luật sư X nhận được rất nhiều băn khoăn thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Theo quy định tạ Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mặc dù có giá trị sử dụng là tương đương nhưng liệu giá trị thời hạn có tương đương như bản gốc/ bản chính hay không?
Căn cứ vào khoản 1,2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
Điều 3. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực và hợp đồng, giao dịch được chứng thực
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Luật Công chứng 2014 và Nghị định 23/2015/NĐ-CP đều không quy định về thời hạn có hiệu lực của bản sao được công chứng, chứng thực. Do vậy về nguyên tắc, bản sao được công chứng, chứng thực có giá trị vô thời hạn.
2. Thời hạn của bản sao công chứng trên thực tế áp dụng
Trong thực tế cuộc sống thì việc áp dụng quy định pháp luật cũng có sự khác biệt bởi lẽ có rất nhiều văn bản giấy tờ được cấp nhưng có hạn sử dụng ví dụ như lý lịch tư pháp hay giấy xác nhận tình trạng độc thân. Những giấy tờ này thường có thời hạn là 6 tháng kể từ thời điểm cấp do đó bản sao công chứng không thể có giá trị hơn được. Tôi nghĩ rằng quan điểm bản sao công chứng có thời gian xuất phát từ cách hiểu này.
Do sự hiểu sai lệch về bản sao công chứng, ví dụ công dân có quyền để sử dụng bản sao công chứng chứng minh nhân dân thay cho chứng minh thư gốc nhưng thường cán bộ hộ tịch, thụ lý giải quyết không chấp thuận và gây khó dễ mặc dù quy định pháp luật không như vậy.
Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định về việc hạn chế thời hạn sử dụng của bản sao đã được chứng thực từ bản chính nên có thể hiểu bản sao y có giá trị pháp lý đến khi nào bản gốc bị thay đổi và không còn giá trị pháp lý. Nhưng thông thường đối với những giấy tờ có thể có sự thay đổi như giấy đăng ký kết hôn, giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận quyền sở hữu đất… thường cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận các giấy tờ đã được chứng thực trong vòng 3 – 6 tháng, với mục đích đảm bảo tính cập nhật, tính xác thực của các giấy tờ trên.
Đối với giấy tờ (hợp đồng) đã được công chứng thì căn cứ theo thời hạn hiệu lực của hợp đồng đó. Ngoài ra tùy theo nội dung, tính chất công việc mà thời hạn được duy trì.
Việc công chứng giấy tờ luôn gắn liền với việc sang tên sổ đỏ. Hãy liên hệ với chúng tôi khi có nhu cầu: https://lsx.vn/dich-vu-sang-ten-so-do-tai-ha-noi
Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn đọc!