Ở độ tuổi trưởng thành thì cá nhân có quyền giao kết và tham gia bất kỳ mối quan hệ dân sự nào mà cảm thấy phù hợp, không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, đó là đối với độ tuổi trên 18, còn đối với những người dưới 18 tuổi thì sao? Liệu những doanh nghiệp có được phép thuê người lao động ở lứa tuổi này hay không? Hãy tham khảo bài viết này của Luật sư X. |
Căn cứ:
- Bộ luật lao động 2012
Nội dung tư vấn
1. Có được phép mướn lao động dưới 18 tuổi?
Theo những quy định được cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp luật lao động thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi. Các độ tuổi khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về độ tuổi để có thể phù hợp với người lao động.
Trường hợp thứ nhất,khi người lao động từ 15 đến dưới 18 tuổi thì căn cứ vào Điều 162 Bộ Luật Lao động 2012 có quy định như sau:
Điều 162. Sử dụng người lao động chưa thành niên
1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động chưa thành niên vào những công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách và có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động chưa thành niên về các mặt lao động, tiền lương, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
2. Khi sử dụng người lao động chưa thành niên, người sử dụng lao động phải lập sổ theo dõi riêng, ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, công việc đang làm, kết quả những lần kiểm tra sức khoẻ định kỳ và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Như vậy về cơ bản thì đối với người dưới 18 tuổi, chưa thành niên thì người sử dụng lao động chỉ được phép tuyển vào những công việc mà phải phù hợp sức khoẻ, đảm bảo sự phát triển về thể lực, trí lực và nhân cách phù hợp lứa tuổi mà thôi.
Ngoài ra, những loại công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc ảnh hưởng xấu tới nhân cách của lao động dưới 18 tuổi như các công việc lặn biển, đánh bắt xa bờ, làm ở sòng bạc, vũ trường, quán bar… thì tuyệt đối không được phép thuê người lao động dạng này.
Trường hợp thứ hai, đối với người từ đủ 13 – 15 tuổi, thì công việc đối với người lao động phải là những công việc nhẹ nhàng (thường liên quan đến hoạt động biểu diễn nghệ thuật như diễn viên múa, hát, điện ảnh; vận động viên năng khiếu bơi lội, cờ vua, cờ tướng; đan lát; thêu ren)…được quy định cụ thể tại
Riêng những người từ đủ 13 – 15 tuổi chỉ được làm các công việc nhẹ như diễn viên múa, hát, điện ảnh; vận động viên năng khiếu bơi lội, cờ vua, cờ tướng; đan lát; thêu ren…Chi tiết tại Thông tư 11/2013/TT-BLĐTBXH.
Bởi vậy rõ ràng, không có một điều cấm nào cho việc thuê người lao động dưới 18 tuổi mặc dù dưới độ tuổi này thì nhận thức của trẻ vẫn có nhiều hạn chế hơn.
Có thể thấy, pháp luật không cấm thuê người dưới 18 tuổi, tuy nhiên, chỉ khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì doanh nghiệp mới được sử dụng những lao động này.
2. Mướn lao động dưới 18 tuổi trái quy định sẽ bị xử phạt
Quy định về việc thuê mướn người dưới 18 tuổi đã được đề cập ở phía trên. Trong trường hợp lao động dưới 18 tuổi là đối tượng chưa đầy đủ về mặt nhận thức và khả năng chịu trách nhiệm về hành vi của mình thậm chí có thể dẫn đến bị doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Đây là đối tượng lao động chưa thành niên. Như đã phân tích ở trên, việc thuê đối tượng này ở đâu, làm gì phải tuân thủ quy định của pháp luật. Việc làm sai với quy định trên, doanh nghiệp sử dụng lao động sẽ bị xử phạt.
Điều 19. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
1. Phạt cảnh cáo đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật;
b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Khoản 2 Điều 163 của Bộ luật lao động;
c) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, tại nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật lao động;
b) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 164 của Bộ luật lao động.
Như vậy, tùy từng hành vi và mức độ vi phạm pháp luật mà sẽ có những mức phạt sẽ khác nhau. Cụ thể thì:
- Phạt cảnh cáo người sử dụng lao động không lập sổ theo dõi riêng khi sử dụng lao động dưới 18 tuổi hoặc không xuất trình sổ khi cơ quan Nhà nước có yêu cầu;
- Phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người dưới 15 tuổi mà không ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật; Sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm việc quá thời giờ làm việc theo quy định; Sử dụng người từ đủ 15 – 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được phép;
- Phạt tiền từ 20 – 25 triệu đồng với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng người dưới 18 tuổi làm công việc, làm tại nơi bị cấm; Sử dụng người dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được phép.
Hy vọng bài viết có ích cho bạn.