Các nhà ngoại giao và chính quyền Nga nói chung vui mừng tự nhận rằng Nga là một thành viên của khối BRICS. “Chúng tôi công nhận Nga là một quốc gia mới nổi, chúng tôi hài lòng với vị thế của mình trong số các cường quốc lớn trên thế giới, nhưng không giàu có.” Và đây là một đánh giá rất thực tế về vị thế hiện tại của Nga trên thế giới.
Vị thế này có thể được coi là một thành tích? Câu trả lời cho câu hỏi này tạm thời chưa thể trả lời và sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của Nga – đi đâu về đâu và theo kịch bản nào. Nếu chúng ta lặp lại số phận của một thành viên khác trong khối BRICS – Brazil sau 200 năm kể từ khi giành được độc lập vẫn tiếp tục phát triển thị trường và không sử dụng nó như một cơ chế giúp công dân sống hạnh phúc hơn thì chúng ta khó có thể hài lòng với kết quả của hai thế kỷ qua.
Sau cuộc cách mạng năm 1991-1993 và cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế của thập kỷ đầu tiên, Nga vượt qua các thử thách với thị trường hàng hóa và dịch vụ bên cạnh sự phục hồi nhanh chóng của thị trường tài chính chứng khoán và ngân hàng, cùng với hệ thống thuế quan và ngân sách khá tốt.
Tổng thống Nga Putin là một chính trị gia người Nga và là Tổng thống thứ hai của Nga kể từ 7 tháng 5 năm 2000. Yeltsin đã chọn Putin làm thủ tướng vào tháng 8 năm 1999 (để thay thế cho Sergei Stepashin). Vladimir Putin nhanh chóng được biết đến tại Nga thông qua cuộc xung đột giữa Nga và Chechnya tháng 9 năm 1999 để trả đũa lại Chiến tranh Dagestan. Sau khi các đảng phái thân Putin chiếm đa số ở quốc hội vào năm 1999, Yeltsin từ chức và Putin đã trở thành tổng thống lâm thời. Tại cuộc bầu cử vào tháng 3 năm 2000, ông đứng đầu trong tổng số mười ứng cử viên cho vị trí Tổng thống, trở thành tổng thống thứ hai của Nga kể từ năm 1992 (thời kỳ hậu Xô viết).
Putin bao nhiêu tuổi?
Vladimir Vladimirovich Putin sinh ngày 07 tháng 10 năm 1952. Năm nay ông 69 tuổi.
Hai yếu tố mà nền kinh tế Nga còn thiếu để thúc đẩy quá trình tăng trưởng và cải thiện thu nhập của người dân:
- Chính phủ ổn định. Nhân dân hài lòng với chính quyền;
- Dòng tiền đầu tư vào Nga.
Trong những năm đầu tiên của thế kỷ 21, cả hai yếu tố đó đã xuất hiện. Dòng tiền đã chảy vào Nga: Giá dầu tăng trên thị trường thế giới kèm theo các hình thức đầu tư trong nước và những khoản đầu tư từ nước ngoài. Tệ nạn tại Nga giảm với sự xuất hiện của liên minh Putin. Cuộc chiến tranh lần thứ hai với Chechen kết thúc bằng các thỏa hiệp với các nhà lãnh đạo Chechen. Đất nước đã lấy lại sự ổn định. Nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng.
Giai đoạn từ năm 2000 đến 2008 đưa Nga trở thành một trong những cường quốc trên thế giới với tư cách là một quốc gia trong khối BRICS. Tuy nhiên, kết quả này trước tiên là nhờ xuất khẩu nguyên liệu. Về mặt lý thuyết, sự phát triển theo cấu trúc trước đây của nền kinh tế có thể tiếp tục trong một thời gian dài – có thể lên đến hai trăm năm. Thế giới sẽ trở nên khác biệt sau những năm đó. Thế giới đã thay đổi đến mức không thể nhận ra trong hai mươi năm qua. Chiến lược phát triển của các quốc gia trong khối BRICS cũ bắt đầu phân chia.
Trong vài thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng GDP (tính theo khối lượng) cao hơn Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Indonesia, Brazil và Nigeria cộng lại.
Ngày nay, tập đoàn viễn thông của Trung Quốc – Huawei đang cạnh tranh với các công ty Mỹ và châu Âu để tạo ra các tiêu chuẩn riêng cho mạng 5G. Huawei đang mở đường cho Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo. Trên thực tế, sự cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông này là nguyên nhân chính của “cuộc chiến thương mại” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Nga vẫn chưa thể xây dựng nền kinh tế hậu công nghiệp mới. Nhưng con đường đang rộng mở. Nó sẽ không tự nhiên mang lại hạnh phúc cho đất nước, nhưng đất nước sẽ không phát triển nếu thiếu điều đó. Cần phải đầu tư vào những dự án có khả năng phát triển các lĩnh vực trực tuyến mới. Chi phí đầu tư sẽ không ít hơn các lĩnh vựt IT khác.
Nga không còn nhận được nhiều khoản đầu tư nước ngoài kể từ năm 2012-2013, tức là trước cuộc khủng hoảng Ukraina và các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với nền kinh tế, các chính trị gia Nga. Sự suy giảm này là do Nga thiếu các lĩnh vực sáng tạo để thu hút đầu tư. Đồng thời, các nhà đầu tư tư nhân thường quan ngại trước cơ quan hành pháp kèm theo sự độc đoán hành chính có thể khiến họ mất toàn bộ tài sản.
Những điểm yếu về cấu trúc hiện có của nền kinh tế Nga làm chậm quá trình phát triển
Để tăng các hoạt động đầu tư, chính quyền cần gia tăng tỷ lệ dự trữ quốc gia và chuyển thành các khoản đầu tư. Hiện tại, tỷ lệ đầu tư trong GDP của Nga không có xu hướng tăng trưởng. Các quốc gia thuộc khối BRICS đang phát triển rất nhanh, tỷ lệ tích lũy trên GDP của Trung Quốc trong vòng mười năm qua dao động trong khoảng 45-50%, trong khi Nga chỉ có khoảng 20% GDP.
Ví dụ, trước thời kỳ khủng hoảng năm 2013, tổng tiết kiệm trong nền kinh tế Nga lên tới 26,3%, tổng vốn hình thành (đầu tư vào tài sản cố định) và vốn lưu động hữu hình (cổ phiếu) lên tới 20,2% GDP. Hai thông số này đóng vai trò quan trọng trong chỉ số xuất khẩu ròng của nền kinh tế quốc gia trong vòng 10 năm qua. Trong vòng 6 năm qua, Nga vẫn chưa thể vượt qua con số này. Dựa theo đánh giá của các nhà phân tích về năm 2019, tổng tiết kiệm sẽ vượt 30,0% GDP và đầu tư vẫn sẽ ở mức 20,0%. Tổng thống Liên Bang Nga đã lệnh cho chính phủ tăng hạn ngạch đầu tư lên khoảng 25,0% GDP. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn chưa thể đạt được trong năm 2019.
Theo một khía cạnh nào đó, những điểm yếu hiện có trong cấu trúc của nền kinh tế Nga đã kìm hãm sự phát triển kinh tế. Để thu hút đầu tư, chính phủ cần tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi.
Để có thể cải thiện môi trường đầu tư, cần những chính sách sau:
- Giảm áp lực hành chính đối với doanh nghiệp (đơn giản hóa việc cấp giấy phép đầu tư, kiểm toán, xử lý các vụ án hình sự)
- Đơn giản hóa thủ tục xin kết nối với mạng cơ sở hạ tầng (cung cấp điện, nước, gas)
- Ổn định hệ thống thuế quan.
Bên cạnh các công cụ kích thích đầu tư, cần bổ sung thêm chính sách chống độc quyền. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là mục tiêu trọng tâm để có thể giải quyết bài toán này.
Các nhà phân tích dự báo, nền kinh tế của Liên Bang Nga sẽ tăng trưởng chậm lại trong giai đoạn 2019 – 2022. Nền kinh tế hiện tại đang phục hồi với tốc độ 1,0 – 1,5%/năm (tốc độ tăng trưởng GDP thực tế).
Hãy lạc quan: các cơ quan quản lý tài chính của Nga đã đánh bại lạm phát. Họ đẫ có thể giảm 50% tốc độ lạm phát của các sản phẩm tiêu dùng (bằng một nửa tốc độ tăng giá từ năm 2014 – 2019).
Các chuyên gia tài chính đã đạt được thặng dư ngân sách liên bang. Không có gì phi thực tế khi Nga trở thành một trong những quốc gia trong khối BRICS có nền kinh tế tăng trưởng cao hơn mức trung bình mỗi năm của thế giới – 3,0%.
Nguồn: https://tintuc.ru/20-nam-voi-putin-chung-ta-da-dat-duoc-thanh-tuu-gi/