Tranh chấp thừa kế là một hiện trạng phổ biến ở nước ta không phân biệt thời kì nào. Có rất nhiều trường hợp đối phương không có quyền và cũng không phải người thừa kế, dẫn đến tình trạng anh em trong nhà đánh chém lẫn nhau, những cá nhân tổ chức đâm đơn tòa đi kiện. Vậy thế nào là người thừa kế, tìm hiểu bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này. |
CĂN CỨ:
- Bộ luật dân sự 2015
NỘI DUNG:
1. Người thừa kế được pháp luật quy định như thế nào?
Người thừa kế tức là người có quyền được nhân thừa kế cụ thể Điều 613 Bộ luật dân sự 2015 quy định rằng:
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Như vậy từ nội dung trên ta có thể phân tích người thừa kế được hiểu như sau:
Đầu tiên phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế.
Phải được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chế. Tức là trong thời kỳ người để lại di sản còn sống thì đứa trẻ đó phải thành thai rồi và khi mở thừa kế phải đã được sinh ra và còn sống.
Nếu người thừa kế không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Điều đó có nghĩa rằng nếu như pháp nhân hay tổ chức nào đó được thừa kế nhưng tại thời điểm mở thừa kế thì đã bị giải thể phá sản hay không còn tồn tại thì sẽ không có quyền được hưởng di sản thừa kế đó.
Tóm gọn lại, người thừa kế có thể là cá nhân và có thể là tổ chức và còn sống hoặc tồn tại khi mở thừa kế. Trên cơ sở đó có thể chia người thừa kế thành hao loại đó là người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Khi tài sản được phân chia theo di chúc thì người thừa kế phải thực hiện những nghĩa vụ:
- Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
- Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.
Như vậy, Người thừa kế họ phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của một người đang hưởng di sản thừa kế theo nội dung di chúc. Bởi đó là ý chí, nguyện vọng mà người chết để lại, những đối tượng nào muốn từ chối các nghĩa vụ trả nợ thì phải có lý do chính đáng. Những trường hợp muốn trốn tránh nghĩa vụ tài sản nếu bị phát hiện sẽ bị xử lý và có thể sẽ bị mất quyền thừa kế hoặc bị truy tố hình sự.
Quyền của người thừa kế:
- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Lưu ý: Những người sau đây không được hưởng thừa kế
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
- Những người thuộc các trường hợp trên vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Thông báo website với Bộ công thương có quan trọng không? Đây là hành động bắt buộc khi một chủ sở hữu website muốn đăng tải những thông tin hữu ích cho quý độc giả. Để thông báo website, bạn có thể tham khảo dịch vụ của chúng tôi: Đăng ký website với Bộ công thương