Như bạn đã biết, theo phong tục Việt Nam ta, việc chọn ngày cưới đó là một tập tục từ ông bà ta xa xưa đã có rồi mà nó vẫn giữ được đến bây giờ. Hôn nhân là cả một đời người, ngày trọng đại nhất nên ai cũng muốn cuộc sống hôn nhân hoàn hảo hơn, hạnh phúc hơn. Tuy nhiên trước khi bắt đầu vào cuộc hôn nhân, tổ chức lễ cưới vào ngày nào đều được đi xem tuổi phù hợp và chọn được ngày đẹp nhất đối với cả cô dâu và chú rể.
Với công việc bận rộn nên việc chọn ngày tổ chức cũng sẽ được cân nhắc thật kỹ, và lựa ra được ngày hợp nhất. Bạn đang băn không không biết nên chọn ngày cưới như thế nào và nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về cách chọn ngày cưới như thế nào thì ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến cho bạn, hãy theo dõi ngay phía dưới nhé!
1/ Quyết định nơi xem ngày
Việc xem ngày giờ là do bố mẹ hai bên gia đình bàn bạc kỹ rồi mới đi đến quyết định, để chọn được những ngày giờ tốt, họ sẽ đi xem bói để chọn ra ngày giờ tốt nhất. Thông thường, mỗi bên sẽ đều đi xem riêng rồi sau đó bàn bạc, nhưng cũng có một số trường hợp đi xem nhiều nơi nhưng ngày tổ chức lại không giống nhau, gây nên bất đồng quan điểm.
Thế nên trong những năm gần đây, thay vào việc tìm đến các thầy bói để xem, họ lại đến chùa và nhờ các vị sư chọn giúp cho họ ngày đẹp nhất, và việc nhờ sư chọn ngày cũng sẽ không làm bất đồng quan điểm và hai bên cũng được vui vẻ.
>>>> Xem ngay : kinh nghiệm chụp ảnh cưới Sapa
2/ Cách xem ngày
Theo quan niệm xưa người ta hay có câu “ Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông” cho nên việc chọn ngày sẽ phụ thuộc vào tuổi của cô dâu và lấy tuổi cô dâu làm căn cứ để chọn ngày tổ chức. Nhưng cho đến nay nhiều người vẫn kiêng không cho cô dâu cưới vào năm tuổi Kim Lâu của mình để tránh những điều xui xẻo, không may mắn.
Bạn có biết tuổi Kim Lâu được tính như thế nào không? Tuổi được tính bằng cách lấy tuổi của cô dâu ( tình tuổi mụ) cộng lại nếu như có số cuối là một trong các số 1,3,6,8 thì không nên cưới. Còn nếu không không trùng, bạn có thể tổ chức đám cưới bình thường nhưng phải đợi qua ngày Đông Chí mới tổ chức được.
Tuy nhiên, với người dân miền Bắc, kiêng cưới những ngày đầu tháng hoặc cuối tháng âm còn người dân miền Nam kiêng vào các ngày mùng 1, 15 hay những ngày lễ phật vì người ta ăn chay không đến dự đám được.
3/ Chọn giờ đón dâu, làm lễ, đãi tiệc
Nếu ở miền Nam họ thường tổ chức vào dịp cuối tuần để khách mời có thời gian đến những với miền Bắc lại khác, họ sẽ chọn những ngày đẹp nhất để tổ chức, không phân biệt cuối tuần. Có những đám tổ chức vào những ngày đi làm, họ chỉ đến một lát rồi vội đi làm sẽ không có cảm giác thân thiện, gần gũi.
Để ngày trọng đại không diễn ra quá gấp và nhanh chóng, không khí không được náo nhiệt, bạn hãy cân nhắc thời gian làm lễ, đón dâu và đãi tiệc sao cho phù hợp để khách mời có thể thoải mái ngồi lại cùng trò chuyện.
Không những chọn ngày rất quan trọng mà ngay cả việc chọn giờ cũng vậy, cũng không hề kém phần quan trọng. Để chọn được giờ đẹp thì cả cô dâu và chú rể cần chú ý, tốt nhất là nên đón dây vào buổi sáng và đến chiều tối tổ chức tiệc là quá hợp lý.
Nhưng không hẳn vậy mà bạn lựa chọn tổ chức vào ngày lễ, ngày nghỉ vì khi đó việc đặt tiệc cũng khó khăn hơn bình thường, chi phí cao hơn có khi gấp 2-3 lần so với ngày bình thường. Và mọi người sẽ đi nghỉ ngơi, đi chơi vào dịp lễ tết nên cũng không có nhiều khách mời đến tham dự.
Trong bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến cho bạn những thông tin hữu ích về kế hoạch chuẩn bị đám cưới như cách chọn ngày cưới, giờ cưới sao cho hoàn hảo nhất. Mong rằng những gì chúng tôi chia sẻ bên trên sẽ giúp ích cho bạn được nhiều hơn, cho bạn thêm nhiều kiến thức cho mình hơn.