Bằng lái xe được hiểu đơn giản là loại giấy phép để người được cấp có thể điều khiển phương tiện giao thông. Mặc dù đã tìm hiểu nhiều nhưng chưa có tài liệu nào giới thiệu chi tiết về từng loại bằng lái? Bài viết ngày hôm nay sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về từng loại bằng lái và từ đó giúp bản thân có quyết định chính xác hơn.
Bằng lái xe B1 số tự động : Khi người không hành nghề lái xe để điều khiển những loại này thì được cấp bằng B1 số tự động. Đó là loại ô tô số tự động chở đến 9 chỗ ngồi. Loại còn lại là ô tô tải, kể cả chuyên dùng hộp số tự động với trọng tải thiết kế dưới 3500kg.
Bằng B1 : Những đối tượng không hành nghề lái xe để điều khiển một trong ba loại dưới đây thì được phép cấp bằng hạng B1. Xe có 9 chỗ, kể cả vị trí ngồi của người tài xế là loại đầu tiên. Tiếp theo là những máy kéo một rơ moóc có trọng tải đến dưới 3500 kg. Cuối cùng là những loại ô tô tải có trọng tải dưới 3500kg.
Đối tượng cấp bằng B2 : Có thể nói đây là loại bằng cơ bản và phổ biến nhất cho những người bắt đầu học lái ô tô. Và nó được áp dụng cho những đối tượng này.
Khi tài xế chạy những chiếc ô tô chuyên dùng với trọng tải dưới 3,5 tấn. Hay những loại xe đã được quy định cho hạng B1.
Bằng lái xe hạng C : Có ba nhóm đối tượng được cấp bằng C. Cụ thể, lại đầu tiên cần kể đến là xe ô tô tải với trọng tải lớn hơn hoặc bằng 3,5 tấn. Kế đến là những đầu kéo một rơ moóc trọng tải lớn hơn 3500kg. Nhóm cuối cùng là những loại xe đã được quy định dành cho hạng B1, B2. Bằng lái hạng C có kỳ hạn hiệu lực là 3 năm. Và theo nhận xét, đây là loại bằng có thể học trực tiếp là thi lấy giấy phép.
Bằng lái ô tô hạng D : Ngoài sử dụng xe ô tô chở người từ 10-30 chỗ, thì thì bằng hạng D có thể sử dụng những chiếc xe theo quy định của bằng B1,B2 và C.
Tuy nhiên, có một lưu ý quan trọng, đó là đối với bằng lái xe từ hạng D trở lên, người học không thể học trực tiếp để lấy. Thay vào đó học viên phải nâng từ hạng thấp hơn có thể là bằng lái xe B2 hoặc C. Yêu cầu của cơ quan tổ chức học bằng lái là người học phải có trình độ từ cấp trung học phổ thông trở lên. Ngoài ra, 3 năm là hạn sử dụng của loại bằng này.
Bằng hạng E : Những tài xế chạy 2 nhóm xe sau đây sẽ được cấp bằng hạng E. Thứ nhất là những loại ô tô chuyên chở trên 30 chỗ. Nhóm thứ hai là những loại được cấp bằng hạng B1, B2, C và D. Về số năm kinh nghiệm, hạng E yêu cầu cao hơn so với bằng D. Với số năm tối thiểu phải là 5. Còn lại, trình độ văn hóa cũng phải đạt ít nhất ở trung học phổ thông như bằng hạng D. Người lái xe được phép kéo thêm một rơ moóc có trọng tại không vượt quá 750kg khi có bằng hạng B1, B2, C,D,E.
Cấp bằng hạng F : Bằng hạng F được cấp cho những tài xế đã đạt hạng B2, C, D, E mà cần kéo thêm rơ moóc có khối lượng lớn hơn 750kg, hoặc là loại ô tô khách nối toa. Đầu tiên, hạng FB2 cấp cho những tài xế lái ô tô với các loại xe đã được quy định tại giấy phép hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại phương tiện dành cho giấy B1 và B2.
Bằng lái xe FC cấp cho người tài xế chuyên sử dụng các loại xe quy định tại giấy phép hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc. Và tất nhiên cũng được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và FB2. Người được cấp bằng hạng FD vừa dùng được xe ở hạng D có thêm rơ moóc lại có thể chạy những phương tiện đã quy định ở B1, B2, C, D, FB2.
Phương tiện giao thông có nhiều loại, nhiều kích cỡ, do đó, loại bằng lái tương ứng với chúng cũng không giống nhau. Và đây là một loại chứng chỉ bắt buộc đối với những người muốn tham gia, nếu không bạn sẽ bị phạt rất nặng theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm : https://truongdaotaolaixehcm.com/cap-lai-bang-lai-xe-bi-mat-ho-so-goc-tphcm/ – Tìm địa chỉ làm lại bằng lái xe uy tín