Cấu tạo và chủng loại của van bi là một trong những thông tin mà chúng ta nên nắm rõ. Để vận chuyển nước, chất lỏng khác dễ dàng trong sinh hoạt hay sản xuất, người ta phải sử dụng hệ thống đường ống. Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn hiểu hơn về cấu tạo của van bi nói chung cũng như từng loại.
Van Bi (Ball valve) là một thiết bị công nghiệp được cấu tạo bởi một quả bi có lỗ rỗng và xoay vòng để kiểm soát, điều tiết dòng chảy qua nó. Bộ phận đĩa van là một viên bi (chất liệu nhựa hoặc kim loại) và được đục một lỗ qua tâm. Bằng cách thay đổi góc quay, người ta có thể đóng hoặc mở thiết bị. Khi muốn ở thiết bị, người ta xoay lỗ song song với đường dẫn. Ngược lại, lúc cần đóng thì vặn thiết bị sao cho lỗ vuông góc với đường dẫn.
Một van bi thường có 5 bộ phận chính, gồm: thân, trục, bi, gioăng làm kín và tay gạt. Trong đó, thân van là bộ phận chính để lắp ghép các chi tiết khác. Bộ phận này thường được làm từ đồng, inox, gang, thép,.. Phần bi hay được gọi là đĩa van là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong điều tiết và cho phép dòng chảy đi qua. Nó được chế tạo từ thép không gì với độ bền và chống ăn mòn cao, thiết kế dạng bi tròn và một lỗ xuyên tâm. Trong thiết bị, nó được đặt giữa thân, cố định bởi gioăng làm kín và trục.
Phần trục van giữ vai trò kết nối và truyền lực từ tay gạt đến viên bi. Thông thường, nó được làm từ hợp kim cứng như inox hay thép với độ cứng cao cùng khả năng chống ăn mòn. Thứ tư là chính là phần gioăng làm kín. Nó có nhiệm vụ làm kín khít giữa Viên bi rỗng và thân van để không cho môi chất bị rò rỉ ra bên ngoài trong quá trình vận hành. Gioăng làm kín được chia thành nhiều loại với những ứng dụng cụ thể bởi chúng có khả năng tương thích hóa học, áp suất và nhiệt độ đa dạng… Vật liệu làm gioăng thường là: PTFE, Metal, Nylon, Graphite, Viton,Reinforced Teflon (PTFE), Hypatite PTFE,.. Bộ phận để mở, đóng van là tay gạt. Khi các đường ống có kích thước và áp suất lớn, bộ chuyền động bằng khí nén, điện hoặc hệ thống tự động hóa thì tay gạt có thể được thay bằng vô lăng hoặc hộp số.
Van bi dạng pull port có đường kính lỗ bi bằng với đường kính ống. Nhờ điều này mà lực ma sát giữa lưu chất và van được giảm đi rất nhiều, không bị tụt áp đường ống, dòng chảy diễn ra bình thường. Xong do thiết kế van lớn và đắt tiền nên dạng này thường chỉ được sử dụng kho cần dòng chảy lớn. Những trường hợp dùng van bi dạng pull port là dùng dòng chất có áp lực cao và lưu lượng lớn để nạo vét, làm sạch đường ống. Có lẽ hiện nay chúng ta đã không còn xa lạ gì với hình ảnh của chiếc van bi nữa. Liệu bạn có nắm rõ những loại van bi đang hiện hành trên thị trường cũng như ưu, nhược điểm của chúng hay không?
>>> Xem thêm : van điện – Top 5 loại van bi có độ bền và được khuyên dùng nhất hiện nay là gì?