Câu chuyện công ty S sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu của công ty K mà không được sự cho phép hay ông A đạo nhái ca khúc của chị B có lẽ đã chẳng còn xa lạ với nhiều người trong chúng ta. Hiện nay, vẫn có một số người nhầm lẫn sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và bản quyền. Mặc dù quả thật có một số điểm tương đồng giữa các loại bảo hộ sở hữu trí tuệ nhưng chúng vẫn khác nhau và phục vụ cho các mục tiêu hoàn toàn riêng biệt. Một trong những nguyên nhân dẫn tới nó là do một bộ phận khá lớn người dân nước ta còn chưa nắm rõ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền. Để giúp bạn không rơi vào tình cảnh phạm pháp như vậy, chúng tôi xin giới thiệu bài viết dưới đây. Bạn chắc chắn sẽ vô cùng hài lòng với nó đấy.
Bằng độc quyền sáng chế là thứ được cấp cho một sản phẩm hoặc quá trình mà bạn cung cấp. Bạn cũng có thể hiểu đó là cách mới để làm một cái gì đó, hoặc đưa ra một giải pháp kỹ thuật mới cho một vấn đề. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, phát minh của bạn phải thoả mãn một vài điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật.
Theo đó, luật sở hữu trí tuệ Việt Nam yêu cầu một phát minh đủ tư cách để bảo hộ dưới dạng cấp bằng sáng chế khi nó là lý thuyết, bản chất sáng tạo, cũng có thể là ứng dụng về công nghiệp, kỹ thuật. Thời gian bảo hộ cho 1 bằng độc quyền sáng chế ở Việt Nam là 20 năm tính từ ngày người phát minh nộp đơn hợp lệ.
Khi đã được cấp bằng độc quyền sáng chế thì phát minh đó sẽ không được chế tạo, sử dụng, phân phối hoặc bán nếu chưa được sự đồng ý của bạn. Giờ đây, bạn có quyền quyết định ai có hay không thể sử dụng phát minh đã được cấp bằng độc quyền sáng chế trong thời gian chúng được bảo hộ. Bạn có thể cho phép hoặc cấp phép cho một người, doanh nghiệp nào đó sử dụng phát minh dựa theo các điều khoản đã được thỏa thuận giữa 2 bên. Ngoài ra, bạn cũng có thể bán quyền phát minh đó cho người khác. Lúc này, người sau đó sẽ là chủ sở hữu mới của bằng độc quyền sáng chế. Khi bằng độc quyền sáng chế hết thời gian hiệu lực, một phát minh sẽ không còn sự bảo hộ nữa và được công bố. Điều này đồng nghĩa với việc chủ sở hữu không còn giữ độc quyền đối với phát minh sẵn có cho những người khác khai thác thương mại.
Nhãn hiệu hàng hóa là cơ sở để những hàng hóa, dịch vụ cùng loại giữa các cơ sở kinh doanh khác nhau có thể phân biệt. Những nhãn hiệu này cũng giống như chiếc chìa khóa giúp cho người tiêu dùng ghi nhớ hàng hóa và tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp bền vững. Việc tạo dựng nhãn hiệu tốt chính là cơ sở nền móng vững chắc giúp cho doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường kinh doanh vốn rất khắc nghiệt. Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa sẽ giúp cho chủ sở hữu được độc quyền khai thác giá trị từ chúng. Đồng thời, nó giúp tránh khả năng gây nhầm lẫn, xâm phạm trong quá trình sử dụng, tăng giá trị kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, thời gian bảo hộ một nhãn hiệu kéo dài 10 năm và không hạn định số lần gia hạn.
Sở hữu trí tuệ được biết là các quyền liên quan đến các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, buổi biểu diễn của nghệ sĩ, bản thu âm, sáng chế thuộc mọi lĩnh vực với sự sáng tạo của con người, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ và tất cả các quyền khác liên quan đến hoạt động trí tuệ của con người trong các lĩnh vực, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật. Những vấn đề về nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền tác phẩm, bằng sáng chế,.. dần trở thành chủ đề bàn tán xôn xao trên các trang mạng, diễn đàn,..
>>> Xem thêm : thuong hieu doc quyen – các thông tin quan trọng về sáng chế, nhãn hiệu và bản quyền có thể bạn chưa biết