Thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp diễn ra khá phổ biến hiện nay, những câu hỏi đặt ra là liệu việc chuyển đổi quyền sở hữu doanh nghiệp đối với loại công ty khác nhau thì có khác nhau không? Nhiều công ty không thể trụ vững và bị thu mua bởi các công ty lớn hơn. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các điểm chính đối với quy trình và điều kiện để xin thay đổi chủ sở hữu.
Những trường hợp thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp đối với công ty TNHH một thành viên nào thường gặp hiện nay : Chủ sở hữu công ty là những người/tổ chức hay các doanh nghiệp nắm quyền điều hành doanh nghiệp đó. Ngoài việc chịu trách nhiệm pháp lý của các hoạt động kinh doanh của công ty về mặt pháp luật thì các khoản vay hay điều hành vốn đều là quyền hạn có thể của các chủ sở hữu doanh nghiệp đó.
Với sự linh động trong kinh doanh hiện nay, việc thay đổi chủ ý vì 3 nguyên nhân chính sau: Có sự thay đổi về số lượng cổ phần diễn ra trong công ty. Dưới hình thức buôn bán,.. sao cho lượng cổ phần của một bên mới cao hơn người đang nắm quyền điều hành công ty. Điều kiện là cổ phần này phải được chuyển nhượng một cách hợp pháp.
Ngoài mua bán cổ phần thì những hình thức chuyển giao còn lại như cho tặng cũng được coi là trường hợp có thể thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp. Trường hợp thứ 3 có quyền thay đổi chủ sở hữu tài sản là công ty, doanh nghiệp đó như một loại tài sản được thừa kế hợp pháp từ người sở hữu trước theo di chúc hay quy định về phân chia tài sản theo pháp luật.
Các loại giấy tờ trong hồ sơ xin thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp : Đầu tiên là một tờ đơn xin chuyển giao quyền sở hữu doanh nghiệp đúng theo mẫu ban hành của luật thương mại. Đối với các cá nhân thì cần xuất trình các loại giấy tờ tùy thân chứng minh năng lực pháp lý. Đối với các doanh nghiệp hay tổ chức thì cần xuất trình được các loại giấy tờ như giấy phép đăng ký kinh doanh,..
Phải xuất trình thêm được các loại giấy tờ chứng minh việc mua bán lại công ty là hợp pháp thông qua các loại giấy tờ như: Hợp đồng mua bán cổ phần, giấy chuyển giao cổ phần, di chúc,.. Nếu các cá nhân/tổ chức ủy quyền cho bên thứ 3 thực hiện thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu thì phải có giấy xác nhận ủy quyền rõ ràng từ hai bên. Với mỗi trường hợp chuyển giao quyền sở hữu thì quyền sở hữu sẽ gắn với từng trường hợp đó. Đối với trường hợp tài sản được nhận từ di chúc thì cần chứng minh di chúc hợp và nếu bên thứ 2 là người nước ngoài hoặc công ty nước ngoài thì ngoài xuất trình bản sao công chứng của giấy tờ cá nhân thì cần xuất trình thêm hợp đồng góp vốn hợp lệ từ sở đầu tư.
Nơi nộp và lệ phí cần đóng khi làm thủ tục chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp: Bạn cần phải nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch & đầu tư của tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp của bạn đăng ký kinh doanh. Mỗi lần xin thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp bạn cần nộp 100.00 đ lệ phí theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ của bạn sẽ được xử lý trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Doanh nghiệp tư nhân mà cụ thể là các công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên hiện nay đều chịu sức ép cạnh tranh đến từ thị trường vô cùng lớn. Quy trình diễn ra thế nào?
>>> Xem thêm : mẫu thay đổi người đại diện pháp luật – Thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp có khó như bạn vẫn nghĩ?