Nhắc đến cơn đau đẻ thật sự là nỗi ám ảnh của nhiều mẹ bầu, có người còn diễn tả cơn đau như gãy 20 cái xương sườn một lúc. Nghe tới đây, chắc hẳn những người sắp làm mẹ đang rất hoảng hốt. Nhưng không sao đâu mẹ à! Nếu cơn đau vượt quá giới hạn, bác sĩ sẽ tìm cách giúp mẹ xoa dịu tình hình. Vậy mẹ có muốn tìm hiểu đó là những phương pháp giảm đau nào không? Theo dõi đến hết bài viết mẹ nhé, câu trả lời sẽ được bật mí dưới đây!
Xem thêm: Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày
Đau chuyển dạ được diễn tả như thế nào?
Chắc chắn mẹ bầu nào cũng phải cảm nhận cơn đau đẻ ít nhất một lần trong đời. Tùy theo mỗi phương thức sinh nở mà cơn đau mỗi người cũng khác nhau. Mẹ sinh thường thì quặn thắt bởi cơn co thắt tử cung, còn những mẹ sinh mổ thì đau đớn bởi vết mổ.
Xem thêm: Các phương pháp giảm đau khi sinh thường
Theo tự nhiên, những mẹ sinh thường trước khi bắt đầu “vượt cạn” phải trải qua cơn đau dữ dội. Lúc này tử cung bắt đầu co thắt, đôi lúc ngưng nghỉ giữa chừng, rồi lại vồ vập đến nhiều hơn. Áp lực của tử cung sẽ tăng dần từ lúc bắt đầu, đến khi cổ tử cung mở hoàn toàn. Tùy vào cơ địa của mẹ mà thời gian mở tử cung khác nhau, những mẹ có tử cung mở chậm đồng nghĩa phải gánh chịu cơn đau trong thời gian dài. Nhưng khi “vượt cạn” thành công, mẹ sẽ không phải chịu đau lâu như trường hợp sinh mổ.
Những mẹ đẻ mổ có phần thoải mái hơn, khi bắt đầu có chỉ định mổ mẹ chỉ thực hiện xét nghiệm sau đó đẩy vào phòng mổ. Toàn bộ quá trình đưa em bé ra ngoài mẹ sẽ không cảm nhận được vì đã có thuốc gây mê. Tuy nhiên cơn đau bắt đầu ập đến khi thuốc mê hết tác dụng và sự khó chịu của vết mổ sẽ kéo dài cùng mẹ suốt cả tháng trời.
Những phương pháp giảm đau khi sinh thường
Đối với những mẹ có thể lực tốt, chịu được cơn đau trong thời gian dài sẽ cố gắng hết sức hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên có mẹ thể trạng yếu ớt và mẹ bị mất sức hoàn toàn, vì quá đau nên không còn sức rặn đẻ. Với trường hợp trên, bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp bằng những biện pháp giảm đau.
1. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Đây là phương pháp giảm đau bằng cách đưa thuốc tê vào màng cứng để dẫn truyền thần kinh. Lúc này bác sĩ sẽ tiêm mũi gây tê vào cột sống của mẹ. Sau đó thuốc bắt đầu di chuyển đến những bộ phận bị áp lực nhất trong lúc chuyển dạ. Mẹ vẫn biết được mọi thứ xảy ra, tuy nhiên không còn cảm thấy đau nữa.
Ưu điểm
- Mẹ sẽ cảm thấy không còn bị áp lực với cơn đau chuyển dạ nữa, đồng thời vẫn tỉnh táo và còn đủ sức lực để bắt đầu rặn đẻ.
- Thuốc chỉ gây tê một phần nên không làm toàn thân tê liệt. Ngoài ra, bác sĩ có thể đảm bảo liều lượng khi thực hiện phương pháp.
Nhược điểm
- Mẹ có thể bị tê liệt trong thời gian tiêm thuốc, chỉ khi thuốc hết tác dụng mới có thể đi lại.
- Gây khó chịu cho mẹ vì mẹ hoàn toàn nằm yên một tư thế suốt thời gian dài.
- Có thể khiến một số mẹ gặp tác dụng phụ như nhiễm trùng, đau lưng, tuột huyết áp…
Những ảnh hưởng cho mẹ và bé
Khi gây tê màng cứng sẽ làm thời gian rặn đẻ kéo dài thêm khoảng 20 phút nữa, đồng thời làm thân nhiệt mẹ tăng cao có thể xuất hiện sốt.
Đối với trẻ sơ sinh chưa có nghiên cứu nào cho thấy phương pháp gây tê màng cứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Tóm lại, gây tê ngoài màng cứng chỉ áp dụng cho những mẹ khó sinh, giảm đau khi mổ. Cho nên khi vẫn còn sức chịu đựng, mẹ hãy cố gắng sinh bé theo cách tự nhiên nhất để tránh gặp ảnh hưởng của tác dụng phụ.
2. Phương pháp dùng khí nitơ oxit
Nitơ oxit hay còn gọi là khí cười là phương pháp giảm đau bằng cách làm thư giãn tâm trạng của mẹ. Theo nghiên cứu, cách giảm đau bằng tâm lý này cũng được áp dụng khá thành công và hầu như không gây nhiều tác dụng phụ.
Khác với gây tê ngoài màng cứng, phương pháp dùng khí nitơ oxit được tiến hành bằng cách đưa cho mẹ một mặt nạ hoặc một ống dẫn vào miệng. Bất cứ khi nào lên cơn co thắt là mẹ sử dụng ngay. Tuy không hết đau hoàn toàn như gây tê ngoài màng cứng, nhưng khí cười giúp mẹ giảm mức độ của cơn co thắt và mẹ sẽ tự điều khiển được.
Ưu điểm
Theo khảo sát của chuyên gia, hơn 60% mẹ bầu cảm thấy hài lòng với phương pháp này, bởi tác dụng mang lại nhanh hơn so với việc gây tê. Ngoài ra nó rất tiện lợi lại sử dụng dễ dàng, hầu hết trong phòng sinh đều trang bị dụng cụ này.
Nhược điểm
Có thể khiến mẹ gặp phải một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt nhưng thời gian tương đối ngắn. Tuy nhiên sẽ chống chỉ định cho những mẹ trước đây đã từng phẩu thuật phần trong. Ngoài ra những mẹ thiếu vitamin B2 cũng không được khuyến cáo vì sẽ gây ra một số nguy hiểm.
Phương pháp nitơ oxit thường được đánh giá rất an toàn nhưng một số trường hợp không được khuyến cáo. Do đó trước khi áp dụng mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.