Dấu hiệu nhận biết thai chết lưu hay thai chết lưu có biểu hiện như thế nào? là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Việc sớm nhận biết dấu hiệu thai chết lưu giúp mẹ bầu tránh được các biến chứng nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, thậm chí là nguy cơ tử vong. Vấn đề sẽ được chúng tôi giải đáp ở nội dung bài viết sau đây, mời chị em cùng tham khảo.
Thai chết lưu hay thai lưu là thuật ngữ để nói em bé đã chết trong bụng mẹ. Theo nghiên cứu thai chết lưu được chia thành 2 nhóm. Nhóm thai lưu dưới 20 tuần tuổi với nguyên nhân do bất thường về cấu trúc di truyền và nhiễm trùng bào thai. Nhóm thứ 2 là nhóm thai chết lưu sau 20 tuần (có thể xảy ra sớm từ 20 đến 27 tuần hoặc thai chết lưu muộn từ 28 đến 36 tuần và thai lưu đủ tháng sau 37 tuần).
Nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu là gì?
Các chuyên gia sản phụ khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thai chết lưu vì thế rất khó để xác định nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, những sản phụ mắc các bệnh lý mạn tính như: đái tháo đường, viêm gan, suy thận, thiếu máu, huyết áp cao, basedow, giang mai, nhiễm ký sinh trùng hay các bệnh lý như tiền sản giật, thiểu năng tuyến giáp khả năng thai chết lưu sẽ rất cao.
Ngoài ra, những sản phụ lớn tuổi, chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên phải lao động vất vả thì khả năng mang thai lưu sẽ lớn hơn mẹ bầu bình thường. Về phía thai nhi, nếu trẻ bị rối loạn nhiễm sắc thể, tim bẩm sinh, vô sọ, phù nhau thai…cũng là nguyên nhân khiến thai chết lưu trước khi chào đời.
Xem thêm: chi phí điều trị thai ngoài tử cung
Dấu hiệu nhận biết thai chết lưu sớm trong bụng mẹ
Thai chết lưu là biến chứng thai kỳ vô cùng nguy hiểm và không người mẹ nào mong muốn xảy ra. Nếu thai chết lưu để quá lâu trong bụng người mẹ sẽ rất nguy hiểm, có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn đông máu hoặc gây ra biến chứng nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng, thậm chí là nguy cơ tử vong. Chính vì thế, mẹ bầu cần nằm lòng một số dấu hiệu nhận biết thai chết lưu sớm gồm:
Em bé trong bụng ngừng chuyển động hoặc có những hành động bất thường
Chuột rút ở bụng hoặc lưng
Âm đạo chảy máu
Tay chân hoặc mặt bị phù và sưng lên bất thường
Sốt cao kèm theo ớn lạnh
Siêu âm không phát hiện nhịp tim
Đau bụng dữ dội
Lưu ý rằng các dấu hiệu trên không phải lúc nào cũng cho biết thai chết. Nhưng nếu người mẹ thuộc nhóm nguy cơ cao, nếu xuất hiện các dấu hiệu thai chết lưu trên thì xác suất rủi ro càng cao. Lúc này, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và lấy thai nhi ra ngoài càng sớm càng tốt.
Mẹ bầu cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng thai chết lưu
Em bé chính là món quà quý giá để kết nối tình cảm vợ chồng và thể hiện thiên chức làm mẹ thiêng liêng, vì vậy khi mất đi cốt nhục của mình họ sẽ vô cùng đau đớn và không có gì đo đếm nỗi. Khi thai chết lưu, mẹ bầu sẽ không làm gì được nhưng chắc chắn bạn có thể lên kế hoạch để xác xuất thai chết lưu thấp nhất. Dưới đây, là một số cách ngăn ngừa thai chết lưu và có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên lưu ý:
Xây dựng lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống hợp lý
Bổ sung axit folic để giảm nguy cơ dị tật thai nhi
Khám thai theo đúng chỉ định của bác sĩ
Duy trì tăng cân khỏe mạnh trong suốt thai kỳ bằng cách tham gia các bài tập thấp đến trung bình, nếu được bác sĩ khuyên dùng.
Theo dõi chuyển động của thai nhi thường xuyên
Khám sàng lọc dị tật bẩm sinh ở tuần thứ 12 và 16 của thai kỳ
Kiểm tra và quản lý tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ
Đi lại và vận động nhẹ nhàng
Nguồn: http://phathaiantoan.com.vn/dau-hieu-nhan-biet-thai-chet-luu-som-trong-bung-me/