Quận Hai Bà Trưng tại thành phố Hà Nội thường được người dân gọi là quận Hai Bà (bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị) là một trong những quận nằm ở khu vực trung tâm Thành phố Hà Nội. Vì có vị trí thuận lợi để đầu tư và phát triển kinh doanh nên các nhà đầu tư trong và ngoài nước luôn ưu tiên lựa chọn đầu tư vào khu vực này. Trong bài viết này mời bạn cùng Siglaw tìm hiểu chi tiết các điều kiện & thủ tục để thành lập doanh nghiệp FDI tại quận Hai Bà Trưng
Điều kiện thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Hai Bà Trưng
- Doanh nghiệp là các tổ chức, công ty hoạt động từ 01 năm trở lên;
- Cá nhân thành lập công ty theo các hình thức tại Luật Doanh nghiệp;
- Có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký đầu tư thành lập doanh nghiệp FDI tại quận Hai Bà Trưng ở cơ quan nhà nước;
- Nhà đầu tư có địa điểm thực hiện dự án đầu tư thành lập công ty có vốn nước ngoài tại quận Hai Bà Trưng phù hợp với quy hoạch;
- Các tài liệu báo cáo năng lực tài chính NĐT để thực hiện dự án đầu tư;
- Phải đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh và trật tự xã hội;
- Chỉ đăng ký các ngành dịch vụ Việt Nam cam kết khi gia nhập WTO.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI tại quận Hai Bà Trưng
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Bước 2: Thành lập doanh nghiệp và xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội
Bước 3: Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Hai Bà Trưng;
(2) Bản sao CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân và tài liệu xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
(3) Tài liệu đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung chi tiết về dự án thành lập doanh nghiệp FDI tại quận Hai Bà Trưng;
(4) Bản sao tài liệu về các vấn đề tài chính của nhà đầu tư;
(5) Tài liệu về nhu cầu sử dụng đất, thỏa thuận thuê địa điểm hoặc quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội tại Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội – Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Thời gian: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư: 15 – 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ.
Bước 2: Đăng ký thành lập công ty FDI tại quận Hai Bà Trưng
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp tại quận Hai Bà Trưng;
(2) Điều lệ của công ty có ghi mã ngành nghề dịch vụ đăng ký;
(3) Danh sách thành viên công ty/Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài;
(4) Bản sao các giấy tờ sau:
– CCCD/CMND, hộ chiếu của các thành viên là cá nhân;
– CCCD/CMND, hộ chiếu của người đại diện theo uỷ quyền;
– Bản sao Giấy chứng nhận ĐKDN đối với thành viên tổ chức nước ngoài.
(5) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định;
(6) Văn bản ủy quyền nếu doanh nghiệp không trực tiếp đi nộp hồ sơ.
Cơ quan nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố Hà Nội tại Tòa nhà Trung tâm giao dịch công nghệ thường xuyên Hà Nội – Khu liên cơ Võ Chí Công, số 258 đường Võ Chí Công, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.
Thời gian: 03 – 06 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Xem thêm: thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài của công ty Siglaw.
Bước 3: Công bố nội dung thành lập doanh nghiệp có vốn nước ngoài trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia
Thông tin về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại quận Hai Bà Trưng phải được công khai trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Khoản 1 Điều 26 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia thì doanh nghiệp đó sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Bước 4: Doanh nghiệp khắc dấu và công bố mẫu dấu
Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự khắc dấu và thông báo cho Sở Kế hoạch và Đầu tư các mẫu dấu của công ty mình. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận thông báo về các mẫu dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin Đăng ký Doanh nghiệp Quốc gia và cấp thông báo về việc đăng tải thông tin các mẫu dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp biết.