Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, bởi lẽ khoang mũi của trẻ còn non nớt, dễ bị các vi khuẩn và bụi bẩn tấn công, gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài. Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè cần theo dõi sát sao, đặc biệt là khi trẻ có biểu hiện khó thở vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nặng. Hãy cùng Dr.Green tìm hiểu những cách giúp thuyên giảm tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhé!
Xem thêm: xịt họng keo ong
Nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè
Trẻ bị nghẹt mũi thường có những biểu hiện rõ ràng như chảy nước mũi, thở nhanh, và quấy khóc.
Tiếng khò khè là một dạng tiếng thở bất thường mà trẻ có thể phát ra khi bị viêm đường hô hấp dưới. Khi phế quản bị nhiễm trùng và có dịch nhầy, nó có thể dẫn đến phù nề, co thắt, và tắc nghẽn, gây cản trở đường lưu thông không khí và khiến cho quá trình hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè.
Tiếng khò khè thường rõ nhất khi trẻ thở ra và có thể nghe được âm thanh trầm, đặc biệt khi gần tai và miệng của trẻ. Việc kiểm tra tiếng thở nên thực hiện khi trẻ đang nằm yên. Tuy nhiên, đôi khi tiếng khò khè có thể khó phát hiện, và trong những trường hợp này, cần sự kiểm tra chi tiết từ bác sĩ bằng ống nghe.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè
Nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi và thở khò khè ở trẻ sơ sinh có thể được chia thành các yếu tố sau:
Hen suyễn
Hen suyễn thường là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh trở nên thở khò khè. Đây là một bệnh mạn tính đường thở, có thể được kích thích bởi các yếu tố như di truyền, hệ hô hấp nhạy cảm với các chất kích thích như khói bụi, khói thuốc, hoặc phấn hoa. Trẻ có thể phát bệnh sau khi trải qua viêm đường hô hấp cấp, và điều này có thể dẫn đến những cơn khò khè và khó thở.
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản là một tình trạng mà các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Do các tiểu phế quản không có sụn và có kích thước nhỏ, viêm nhiễm dễ dàng gây sưng nề và làm hẹp đường thở, tạo ra tắc nghẽn trong quá trình lưu thông không khí. Điều này có thể làm trẻ sơ sinh trở nên khó thở, thở khò khè, và thậm chí gặp tình trạng thiếu oxy và suy hô hấp.
Viêm phổi
Tình trạng nghẹt mũi và thở khò khè ở trẻ cũng có thể do viêm phổi, một trạng thái nhiễm trùng nặng trong đường hô hấp, gây tổn thương cho mu mô phổi. Viêm phổi thường đi kèm với sự tăng sản dịch nhầy và mủ, làm cho trẻ thở khò khè và có thể gặp tình trạng suy hô hấp.
Ngoài ra, trẻ cũng có thể thở khò khè do có dị vật ở đường thở hoặc bị chèn ép đường phế quản.
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè – Ba mẹ nên làm gì?
Khi trẻ thể hiện triệu chứng thở khò khè, cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng. Nếu tình trạng này kéo dài, đề xuất đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra và xét nghiệm chuyên sâu, nhằm đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh của trẻ.
Quan trọng nhất, không nên tự y áp dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ mà không có hướng dẫn từ bác sĩ, bao gồm cả thuốc kháng viêm, long đờm, hay kháng sinh.
Vệ sinh mũi thường xuyên, sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mũi giúp trẻ loại bỏ dịch nhầy, giữ cho mũi thông thoáng, giúp trẻ dễ thở hơn.
Việc cho trẻ bú mẹ nhiều hơn là một cách để cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe của trẻ trong quá trình ứng phó với tình trạng nghẹt mũi và thở khò khè.
Trong trường hợp trẻ có các biểu hiện nguy hiểm như thở rút lõm ngực, ngủ li bì, người tái mét, rối loạn tri thức, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngoài ra, việc bổ sung thêm một số thực phẩm hỗ trợ chứa lysine, các khoáng chất như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B, cũng như các chất dinh dưỡng khác, có thể giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm phế quản, và cảm cúm.
Lysine đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, thúc đẩy quá trình tiêu hóa để tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Việc bổ sung lysine cũng giúp tạo ra kháng thể, phát triển sức đề kháng, làm giảm triệu chứng ho và loãng đờm ở trẻ.
Sử dụng các sản phẩm uy tín để đẩy các chất nhờn ra khỏi khoang mũi
Một trong những cách phổ biến nhất để thuyên giảm nghẹt mũi thở khò khè ở trẻ đó là đẩy các chất dịch nhờn, bụi bẩn, vi khuẩn ra khỏi khoang mũi. Nhưng để thực hiện được điều này, đối với trẻ sơ sinh cần sử dụng những sản phẩm uy tín, được tin dùng rộng rãi và dành riêng cho trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo Bình rửa mũi Dr.Green.
Bình rửa mũi Dr.Green là sản phẩm đã được sở y tế Hà Nội cấp phép lưu hành là trang thiết bị y tế. Cam đoan không chứa chất gây độc hại BPA. Đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế GMP về trang thiết bị y tế. Đã được đi vào sử dụng tại các bệnh viện như Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 103, Bệnh viện 108.
Hiệu quả đã được chứng minh bởi các chuyên gia hàng đầu trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng an toàn, nhẹ dịu cho bé. Giảm các triệu chứng:
✅ Sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi.
✅ Viêm mũi xoang.
✅ Viêm mũi dị ứng.
✅ Hen phế quản.
✅ Cảm cúm, cảm lạnh.
✅ Ở lâu trong phòng điều hòa
Bình rửa mũi cho bé Dr.Green hoạt động như thế nào?
Bước 1: Bình rửa mũi Dr.green cho bé giúp đẩy một lượng nước muối lớn vào trong khoang mũi để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, phấn hoa, nấm mốc, lông thú vật,…
Bước 2: Dung dịch muối biển nha đam có tác dụng làm loãng các dịch viêm đặc bên trong mũi đưa ra ngoài một cách dễ dàng mà không gây khô mũi
Bước 3: Toàn bộ hệ thống lông mao và tuyến dịch nhầy bên trong mũi sẽ thông thoáng và hoạt động ổn định hơn.
Cách sử dụng bình rửa mũi cho trẻ ra sao?
Việc sử dụng bình rửa mũi dr.green cho bé cũng rất đơn giản không chỉ ba mẹ mà bản thân bé cũng có thể sử dụng để tự rửa mũi cho mình
1️⃣ Rửa sạch tay, mở nắp bình cho một gói hỗn hợp muối vào lắc đều với nước ấm (nước tinh khiết – 37 độ C) vào đến vạch 170 ml.
2️⃣ Tham khảo link sau để có biết cách dùng rửa mũi dr.green cho bé một cách chính xác nhất: https://www.youtube.com/watch?v=F5U1DdGLdAI
3️⃣ Sau khi thực hiện rửa mũi xong thực hiện xì mũi nhẹ nhàng để đẩy các chất thừa ra ngoài. Dùng khăn lau nhẹ phần nước đọng lại và thở nhẹ nhàng bằng mũi. Lưu ý không xì mũi mạnh tránh gây tổn thương hoặc kích ứng niêm mạc. Không bóp một hoặc cả hai bên mũi khi xì, sẽ gây áp lực sang tai.
4️⃣ Vệ sinh bình đúng cách: Trước khi sử dụng và sau mỗi lần sử dụng cần vệ sinh sạch sẽ bình rửa. Đổ nước lọc vào bình, đóng chặt nắp, lắc bình nhiều lần. Sau đó bóp thân bình để nước chảy ra hết bằng đầu phun. Cuối cùng lau khô lại bằng khăn sạch.
Nguồn: https://binhruamui.com